baner
Trang chủ » Sức trẻ Hà Nam

Một số vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đoàn và hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn IX

(29/05/2012) Trung ương Đoàn
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT,
THI HÀNH KỶ LUẬT THEO QUY ĐỊNH CỦA ĐIỀU LỆ ĐOÀN
VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ ĐOÀN KHOÁ IX
---o0o---
    A. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA ĐOÀN
I. Những vấn đề chung về công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn
1- Khái niệm và sự phân biệt giữa công tác kiểm tra với công tác giám sát
Kiểm tra: Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
Giám sát: Theo Từ điển Tiếng Việt, giám sát là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”
Căn cứ vào định nghĩa trên của Từ điển Tiếng Việt; căn cứ những tài liệu của Đoàn từ đó ban hành và qua thực tiễn; công tác kiểm tra, giám sát trong Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được định nghĩa như sau:
a) Công tác kiểm tra:
Là hoạt động xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét việc chấp hành nguyên tắc tổ chức, Điều lệ Đoàn, thi hành kỷ luật đoàn và việc triển khai tổ chức thực hiện những chủ trương, nghị quyết của cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn.
b) Công tác giám sát:
Công tác giám sát là vấn đề mới được quy định trong Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khoá IX. Dự thảo Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác giám sát theo Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá IX đưa ra định nghĩa: “Giám sát của Đoàn là việc các cấp bộ đoàn, tổ chức đoàn có thẩm quyền theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cấp bộ đoàn, tổ chức đoàn và cán bộ, đoàn viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành Điều lệ Đoàn, nghị quyết, chủ trương, quy chế, quy định, quyết định của các cấp bộ Đoàn và đạo đức, lối sống của người cán bộ, đoàn viên.”.
c) Sự giống nhau và khác nhau giữa kiểm tra và giám sát:
- Sự giống nhau:
+ Kiểm tra và giám sát đều là hoạt động của đoàn; do ban chấp hành đoàn lãnh đạo, chỉ đạo; được ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra và các ban của đoàn tổ chức thực hiện.
+ Nội dung kiểm tra và giám sát đều là việc chấp hành Điều lệ Đoàn, nghị quyết, chủ trương hay các quy định của đoàn.
+ Đối tượng kiểm tra, giám sát đều là tổ chức đoàn và cán bộ, đoàn viên.
+ Mục đích kiểm tra, giám sát đều nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đoàn và công tác xây dựng Đoàn vững mạnh.
- Sự khác nhau:
+ Về mục đích:
Giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm từ lúc mới manh nha. Giám sát giúp đối tượng được giám sát thực hiện đúng quy định, quy chế; phát hiện, góp ý, phản ảnh, đề xuất; giám sát để phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm là chính. Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì mới tiến hành kiểm tra.
Còn mục đích kiểm tra là để làm rõ đúng, sai. Sau kiểm tra phải kết luận và xử lý. Có thể có vi phạm rồi mới kiểm tra, có vụ việc đó qua nhiều năm mới kiểm tra để làm rõ nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân của vi phạm (nếu có) để xử lý.
+ Về đối tượng:
Trong hoạt động kiểm tra, đoàn viên vừa là đối tượng kiểm tra vừa là chủ thể kiểm tra.
Trong hoạt động giám sát, đoàn viên chỉ là đối tượng giám sát và chỉ trở thành chủ thể giám sát khi được tổ chức đoàn có thẩm quyền phân công.
+ Về phương pháp và hình thức:
Giám sát không cần thẩm tra, xác minh, không xem xét thi hành kỷ luật mà chỉ thông qua theo dõi, quan sát để phát hiện vấn đề, phản ánh với tổ chức và cá nhân có thẩm quyền nhằm kịp thời chấn chỉnh, sửa chữa khuyết điểm, tránh để xảy ra vi phạm.
Kiểm tra bắt buộc phải tiến hành theo quy trình, thành lập tổ hoặc đoàn kiểm tra; coi trọng các biện pháp nghiệp vụ để thẩm tra, xác minh; sau kiểm tra có kết luận cuộc kiểm tra, có đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) và xử lí kỷ luật tổ chức, cá nhân vi phạm.
* Lưu ý: Giám sát và kiểm tra có mối quan hệ khăng khít với nhau. Muốn thực hiện tốt việc giám sát thì phải có theo dõi, xem xét thực tế của đối tượng được giám sát; muốn thực hiện tốt việc kiểm tra thì phải thường xuyên thực hiện việc giám sát.
2- Chủ thể kiểm tra, giám sát
- Cấp bộ đoàn (ban chấp hành, ban thường vụ): Chủ thể có đầy đủ quyền năng kiểm tra, giám sát.
- Các ban chuyên môn, văn phòng đoàn: Có quyền kiểm tra, giám sát theo lĩnh vực được phân công;
- Ủy ban kiểm tra: Do ban chấp hành bầu ra để chuyên kiểm tra, giám sát; có quyền năng kiểm tra giám sát “hẹp” hơn ban chấp hành, ban thường vụ nhưng “rộng” hơn các ban khác của Đoàn;
3- Đối tượng kiểm tra, giám sát
- Tổ chức đoàn cấp dưới;
- Cán bộ, đoàn viên (kể cả ủy viên ban chấp hành cùng cấp).
* Lưu ý:
+ Đối với công tác kiểm tra, có thể có tự kiểm tra, còn đối với giám sát chỉ có việc cấp trên giám sát cấp dưới, tập thể giám sát cá nhân;
+ Theo phân cấp, tổ chức đoàn cấp trên chủ yếu kiểm tra, giám sát cấp dưới trực tiếp.
4- Nội dung kiểm tra, giám sát
    Việc thực hiện nghị quyết đại hội Đoàn cùng cấp và cấp trên, các chỉ thị nghị quyết, các chủ trương công tác của Đoàn, việc chấp hành Điều lệ, các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đoàn.
     (Lưu ý: Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế ở từng thời điểm, cấp bộ Đoàn và uỷ ban kiểm tra các cấp lựa chọn, cụ thể hóa nội dung kiểm tra, giám sát cho phù hợp).
II. Công tác kiểm tra, giám sát của ban chấp hành, ban thường vụ đoàn và công tác kiểm tra, giám sát của văn phòng, các ban của Đoàn
1- Công tác kiểm tra, giám sát của ban chấp hành, ban thường vụ đoàn:
a) Trách nhiệm:
- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát:
+ Ban hành các văn bản chỉ đạo (nghị quyết, quy chế, quy định, hướng dẫn,…) về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật theo thẩm quyền;
+ Chỉ đạo cấp bộ đoàn cấp dưới, các ban chuyên môn và UBKT cùng cấp xây dựng, thực hiện phương hướng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong từng thời gian; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật;
+ Lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Ủy ban kiểm tra; quyết định quy chế làm việc của Ủy ban kiểm tra; quyết định việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra của Đoàn theo thẩm quyền về công tác cán bộ;
+ Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số hoạt động kiểm tra, giám sát khi cần thiết.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
    Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn xây dựng kế hoạch trong đó xác định rõ nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến hành kiểm tra, giám sát; tổ chức phối hợp lực lượng, phân công cụ thể từng Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và các Ban chức năng của Đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát.  
b) Đối tượng:
Ban Chấp hành kiểm tra, giám sát mọi tổ chức đoàn, cán bộ, đoàn viên thuộc phạm vi lãnh đạo của mình.
c) Nội dung:
+ Đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước;
+ Nghị quyết đại hội Đoàn các cấp;
+ Việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quy định của Đoàn;
d) Cách tiến hành: Trực tiếp hoặc thông qua các ban, văn phòng, uỷ ban kiểm tra;
2- Công tác kiểm tra, giám sát của văn phũng và cỏc ban của Đoàn:
a) Trách nhiệm: Không có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ có trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, giám sát;
b) Đối tượng: Kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực, đối tượng được phân công phụ trách (ví dụ: Ban thanh niên nông thôn có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực hiện các nghị quyết, chủ trương công tác của Đoàn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Ban thanh niên trường học có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thực hiện các nghị quyết, chủ trương công tác của Đoàn trong thanh niên trường học);
c) Cách tiến hành: Sử dụng cán bộ của mình, phối kết hợp với Ủy ban kiểm tra và các ban, đơn vị khác.
III. Công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra đoàn các cấp
Ủy ban kiểm tra tham mưu cho ban chấp hành đoàn cùng cấp về công tác kiểm tra, giám sát; đồng thời chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với cán bộ đoàn, đoàn viên (kể cả uỷ viên ban chấp hành cùng cấp) và tổ chức đoàn cấp dưới theo quy định của Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn.
1. Đối tượng kiểm tra, giám sát:
- Ủy viên ban chấp hành, cán bộ đoàn cùng cấp.
- Tổ chức đoàn cấp dưới và cán bộ, đoàn viên.
2- Nội dung kiểm tra, giám sát: Ủy ban kiểm tra tham mưu, giúp ban chấp hành, ban thường vụ đoàn các cấp thực hiện các nội dung giám sát của ban chấp hành, ban thường vụ; đồng thời chủ động tiến hành theo thẩm quyền những nội dung giám sát theo chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 25 Điều lệ Đoàn, bao gồm:
- Tham mưu cho các cấp bộ Đoàn kiểm tra việc thi hành Điều lệ, nghị quyết, chủ trương của Đoàn.
- Kiểm tra cán bộ, đoàn viên (kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp) và tổ chức Đoàn cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ của Đoàn.
- Kiểm tra việc thi hành kỷ luật của tổ chức Đoàn cấp dưới.
- Giám sát Ủy viên Ban Chấp hành, cán bộ cùng cấp và tổ chức Đoàn cấp dưới trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đoàn theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
- Kiểm tra công tác Đoàn phí, việc sử dụng các nguồn quỹ khác của các đơn vị trực thuộc Ban Chấp hành cùng cấp và cấp dưới.
3- Cách thức tiến hành kiểm tra, giám sát:
a- Cách thức tiến hành một cuộc kiểm tra:
- Bước chuẩn bị:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra;
+ Lập đoàn kiểm tra;
+ Đoàn kiểm tra xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết;
+ Thông báo kế hoạch kiểm tra đến đối tượng được kiểm tra;
- Bước tiến hành kiểm tra:
+ Làm việc với tổ chức đoàn được kiểm tra (thông báo kế hoạch, chương trình, thống nhất lịch kiểm tra, nghe tổ chức, cá nhân được kiểm tra báo cáo);
+ Thu thập tài liệu, văn bản, nghiên cứu báo cáo tự kiểm tra của tổ chức, cá nhân được kiểm tra;
+ Tiến hành thẩm tra, xác minh, khảo sát, nắm tình hình, làm việc với những cá nhân, tập thể có liên quan…;
+ Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn kiểm tra;
+ Tổ chức hội nghị thông báo dự thảo báo cáo kết quả (lưu ý: có đại diện tổ chức, cá nhân được kiểm tra);
+ Tiếp tục xác minh những vấn đề cần làm rõ, những vấn đề còn ý kiến khác nhau (nếu có); hoàn chỉnh báo cáo kết quả kiểm tra;
- Kết thúc kiểm tra
+ Trình báo cáo kết quả kiểm tra với cấp bộ đoàn có thẩm quyền;
+ Tham mưu ra kết luận hoặc giải pháp chỉ đạo sau kiểm tra; theo dõi thực hiện;
+  Lập hồ sơ lưu trữ.
* Lưu ý:
- Kiểm tra vấn đề phải nắm chắc nội dung các quy định, chủ trương liên quan đến vấn đề đó;
- Vụ việc kiểm tra càng phức tạp, quy trình càng phải đầy đủ và chặt chẽ;
- Trong quá trình kiểm tra, phải thường xuyên, kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của cấp bộ đoàn cùng cấp.
b- Cách thức tiến hành giám sát:
+ Phân công Ủy viên Ủy ban kiểm tra trực tiếp, thường xuyên theo dõi địa bàn, lĩnh vực, nắm tình hình phục vụ cho việc phát hiện dấu hiệu vi phạm nếu có;
+ Cử cán bộ dự các hội nghị, hoạt động của cấp bộ Đoàn hoặc tổ chức Đoàn được giám sát.
+ Trao đổi, nắm tình hình từ các tổ chức trong hệ thống chính trị, các cơ quan bảo vệ pháp luật, dư luận quần chúng thanh thiếu nhi và nhân dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và đơn thư khiếu nại, tố cáo.
+ Xem xét các văn bản, báo cáo của tổ chức Đoàn cấp dưới.
+ Tổ chức các đoàn giám sát tại địa phương, đơn vị.
IV. Một số nội dung chủ yếu cần tập trung trong công tác kiểm tra, giám sát của Đoàn hiện nay
1- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, các chủ trương công tác của Đoàn
- Việc học tập, quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX; nghị quyết Đại hội cùng cấp; các nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong nhiệm kỳ (theo Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ).
- Kiểm tra đánh giá kết quả việc thực hiện nghị quyết, chủ trương công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trên các mặt công tác xây dựng Đoàn và chỉ đạo phong trào thanh niên, trong đó chú trọng:
+ Kiểm tra đánh giá kết quả Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”;
+ Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện 2 phong trào lớn: “Năm xung kích phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên trên đường lập thân, lập nghiệp”.
+ Kiểm tra đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết về nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn.
+ Kiểm tra việc triển khai thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm của Đoàn triển khai trong nhiệm kỳ (Đề án dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên; các dự án do lực lượng TNXP đảm nhiệm; các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, sức khoẻ, môi trường; các dự án theo chương trình tài trợ của quốc tế hoặc các tổ chức phi chính phủ).
- Qua kiểm tra, cần chú ý:
+ Đánh giá được hiệu quả các chủ trương công tác của Đoàn, chất lượng các hoạt động và phong trào do Đoàn chỉ đạo, tổ chức;
+ Đề xuất để kịp thời uốn nắn những khuyết điểm, lệch lạc trong việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết ;
+ Phát hiện và đề xuất nhân rộng điển hình nhân tố mới;
- Chỉ tiêu phấn đấu:
+ Hằng năm có ít nhất 50% số chi đoàn, 95% số Đoàn cơ sở được cấp bộ Đoàn và Ủy ban kiểm tra cấp trên tiến hành kiểm tra;
+ 100% các tỉnh, thành đoàn, Đoàn trực thuộc có kế hoạch tự kiểm tra, trong đó triển khai được các hình thức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, hướng dẫn cấp huyện tự kiểm tra,…;
2- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Đoàn: Các vấn đề mới so với khoá cũ: Độ tuổi kết nạp đoàn viên; việc thu đoàn phí; nguyên tắc bầu cử (phiếu); giám sát thực hiện các quy chế, quy định, chế độ sinh hoạt của đoàn và cán bộ, đoàn viên.
3- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, kiểm tra công tác kỷ luật và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo:
- Chú trọng kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức của Đoàn, nhất là: Những vấn đề thuộc về nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, đoàn kết nội bộ trong cơ quan chuyên trách Đoàn cấp dưới; kiểm tra cán bộ, đoàn viên trong việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra mang tính phòng ngừa.
- Kiểm tra việc thực hiện phương châm, phương hướng, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền thi hành kỷ luật của các tổ chức Đoàn.
- Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đoàn của cấp dưới và những vụ khiếu nại vượt cấp có nội dung phức tạp. Kiểm tra, xem xét các vụ kỷ luật đó được xử lý nhưng có dấu hiệu xử lý không đúng mức và những vụ vi phạm đến mức phải xử lý nhưng không xử lý.
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định, thông báo của tổ chức Đoàn cấp Trung ương và Tỉnh về thi hành kỷ luật đoàn, việc theo dõi giúp đỡ, công nhận tiến bộ đối với người bị kỷ luật.
4- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, thanh niên.
+ Hỗ trợ bằng dư luận, báo chí, công luận (chú ý phát hiện qua báo chí, qua đơn thư phản ánh của cán bộ, đoàn viên thanh niên).
+ Tư vấn, trợ giúp pháp lý trực tiếp;
B. CÔNG TÁC KỶ LUẬT CỦA ĐOÀN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
I- Công tác kỷ luật của Đoàn.
1. Những vấn đề về nguyên tắc:
- Cán bộ Đoàn và đoàn viên đều bình đẳng trước kỷ luật Đoàn, nếu vi phạm khuyết điểm tuỳ theo mức độ đều bị xử lý kỷ luật.
- Trong khi xem xét xử lý kỷ luật, phải căn cứ kết quả tự phê bình và kết quả thẩm tra xác minh để đảm bảo kết luận khách quan, chính xác, không bỏ sót khuyết điểm. Khi xem xét, xử lý cần làm rõ nguyên nhân sai phạm động cơ sai phạm và hoàn cảnh sai phạm.
- Kỷ luật Đoàn không thay thế kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính, kỷ luật của các đoàn thể khác hoặc ngược lại.
- Cán bộ, đoàn viên có khuyết điểm đang trong quá trình kiểm tra, xem xét, không được rút đơn khỏi danh sách Ban Chấp hành hoặc xét đơn xin ra Đoàn của cán bộ, đoàn viên đó.
- Trường hợp tại nhiệm kỳ của Ban Chấp hành, uỷ ban kiểm tra khoá cũ chưa kết luận được, phải chuyển giao hồ sơ để Ban Chấp hành, uỷ ban kiểm tra khoá mới tiếp tục xem xét, kết luận và xử lý.
2. Các hình thức kỷ luật của đoàn
a) Đối với cán bộ, đoàn viên: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Khai trừ.
- Khiển trách: áp dụng đối với những cán bộ, đoàn viên mắc khuyết điểm lần đầu, khuyết điểm ở mức độ nhẹ, nhất thời, ảnh hưởng gây tác hại trong phạm vi hẹp, đó nhận thấy khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
- Cảnh cáo: áp dụng đối với cán bộ, đoàn viên vi phạm kỷ luật bị khiển trách mà còn tái phạm hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng mang tính chất tương đối nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng.
- Cách chức: áp dụng đối với cán bộ Đoàn vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức Đoàn, không xứng đáng để giữ chức vụ đó.
Khi áp dụng hình thức kỷ luật cách chức cần lưu ý một số vấn đề sau.
- Đối với cán bộ giữ nhiều chức vụ:
+ Cán bộ giữ nhiều chức vụ vi phạm kỷ luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cách một chức, nhiều chức hay cách hết chức vụ Đoàn hiện đang đảm nhiệm.
+ Trường hợp cán bộ Đoàn giữ nhiều chức vụ trong một cấp như là Bí thư (hoặc Phó Bí thư), uỷ viên Ban Thường vụ, uỷ viên Ban Chấp hành... khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì: Nếu cách chức Bí thư (hoặc Phó Bí thư) còn là uỷ viên Ban Thường vụ và uỷ viên Ban Chấp hành; nếu cách chức uỷ viên Ban Thường vụ còn là uỷ viên Ban Chấp hành; nếu cách chức ủy viên Ban Chấp hành thì hết các chức vụ.
+ Trường hợp một cán bộ giữ nhiều chức vụ ở nhiều cấp khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thìcách chức ở cấp nào thì chỉ mất chức ở cấp đó, các chức vụ ở cấp khác vẫn còn.
+ Trường hợp một cán bộ vừa là uỷ viên Ban Chấp hành vừa là uỷ viên ủy ban kiểm tra cùng cấp, khi vi phạm kỷ luật phải cách chức thì: Nếu cách chức uỷ viên Ban Chấp hành không còn chức uỷ viên ban kiểm tra; nếu cách chức uỷ viên ban kiểm tra thì tuỳ thuộc mức độ sai phạm đề nghị cấp bộ đoàn xem xét tư cách uỷ viên Ban Chấp hành.
- Khai trừ: Là hình thức kỷ luật cao nhất của Đoàn, áp dụng đối với cán bộ, đoàn viên phạm khuyết điểm ở mức rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng xấu đến tổ chức Đoàn, không xứng đáng được đứng trong hàng ngũ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
b) Đối với tổ chức Đoàn: Khiển trách; Cảnh cáo; Giải tán.
- Khiển trách: Áp dụng đối với một cấp bộ Đoàn hay một tổ chức Đoàn vi phạm Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết, các nguyên tắc của Đoàn, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà tính chất và mức độ không lớn; ảnh hưởng trong phạm vi hẹp.
- Cảnh cáo: Áp dụng đối với một cấp bộ Đoàn hay một tổ chức Đoàn vi phạm Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết và các nguyên tắc của tổ chức Đoàn, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước mà tính chất và mức độ lớn, ảnh hưởng trong phạm vi rộng nhưng chưa đến mức phải áp dụng hình thức giải tỏa hoặc đã bị Đoàn cấp trên kỷ luật khiển trách mà còn tái phạm.
- Giải tán: Áp dụng đối với một cấp bộ Đoàn hay một tổ chức Đoàn vi phạm rất nghiêm trọng Điều lệ Đoàn, mất tính chiến đấu không còn tác dụng đối với thanh thiếu nhi.
Chỉ áp dụng giải tán một tổ chức Đoàn khi có hai phần ba (2/3) số cán bộ, đoàn viên, hoặc giải tán một cấp bộ Đoàn khi có hai phần ba (2/3) số uỷ viên Ban Chấp hành vi phạm khuyết điểm đến mức phải khai trừ hay cách chức. Những cán bộ Đoàn viên ở cơ sở bị giải tán không bị kỷ luật khai trừ được giới thiệu đến sinh hoạt ở cơ sở Đoàn khác hoặc cơ sở mới thành lập.     
 
3. Thẩm quyền kỷ luật
- Những tổ chức có thẩm quyền kỷ luật:
+ Chi đoàn và chi đoàn cơ sở.
+ Ban Chấp hành Đoàn cơ sở trở lên.
+ Các Ban cán sự Đoàn được Ban Thường vụ Trung ương Đoàn cho phép.
- Đối với đoàn viên: Khi vi phạm kỷ luật phải được kiểm điểm trước chi đoàn với sự có mặt của ít nhất 2/3 tổng số đoàn viên chi đoàn và được trên một phần hai ý kiến biểu quyết đồng ý của đoàn viên có mặt trong hội nghị.
    Từ hình thức cảnh cáo trở lên chi đoàn báo cáo lên đoàn cấp trên trực tiếp     xét và quyết định.
    - Đối với cán bộ Đoàn:
    - Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn cấp nào do hội nghị Ban Chấp hành cấp đó (có mặt ít nhất 2/3 tổng số uỷ viên Ban Chấp hành) thảo luận, biểu quyết hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai số uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn có mặt tại hội nghị, đồng thời phải được cấp bộ Đoàn cấp trên trực tiếp xét, quyết     định.     Đối với uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn do Ban Chấp hành Trung     ương Đoàn họp biểu quyết, quyết định hình thức kỷ luật với sự đồng ý của trên một phần hai số uỷ viên Ban Chấp hành có mặt tại hội nghị.
Thẩm quyền kỷ luật đối với uỷ viên ủy ban kiểm tra Đoàn các cấp áp dụng như kỷ luật uỷ viên Ban Chấp hành cùng cấp.
- Trường hợp uỷ viên Ban Chấp hành hoặc uỷ viên Ban kiểm tra trong độ tuổi đoàn viên, khi vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm tại chi đoàn nơi đồng chí đó sinh hoạt.
- Trường hợp cán bộ Đoàn là uỷ viên tham gia Ban Chấp hành Đoàn, nếu vi phạm kỷ luật, trước khi kiểm điểm, phải báo cáo xin ý kiến cấp uỷ quản lý trực tiếp cán bộ đó.
- Trường hợp cán bộ giữ nhiều chức vụ trong nhiều cấp, khi vi phạm kỷ luật thì cấp nào quản lý trực tiếp cấp đó kiểm điểm, thảo luận biểu quyết hình thức kỷ luật và đề nghị Đoàn cấp quản lý chức vụ cao nhất xét và quyết định kỷ luật.
- Trường hợp cán bộ Đoàn chuyên trách có chức vụ trong cơ quan của Đoàn nhưng không tham gia Ban Chấp hành, nếu vi phạm kỷ luật, cấp nào bổ nhiệm, cấp đó xử lý kỷ luật.
Chú ý: Trường hợp cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn vi phạm kỷ luật đó được tổ chức Đoàn và Uỷ ban kiểm tra cấp trên nhắc nhở mà cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức thỡ Uỷ ban kiểm tra cấp trờn đề nghị cấp bộ Đoàn cùng cấp trực tiếp xem xét và quyết định thi hành kỷ luật hoặc sửa đổi hỡnh thức kỷ luật.
    - Đối với tổ chức Đoàn:
- Khiển trách, cảnh cáo một tổ chức Đoàn hay cấp bộ Đoàn do Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp xét và quyết định với sự đồng ý của trên một phần hai số Uỷ viên Ban Chấp hành có mặt tại hội nghị.
- Giải tán một tổ chức Đoàn hay một cấp bộ Đoàn do hội nghị Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp (có mặt ít nhất 2/3 số uỷ viên Ban Chấp hành) thảo luận và quyết định với sự đồng ý của trên một phần hai số uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn có mặt tại hội nghị.
4. Quy trình tiến hành xét kỷ luật:
- Kiểm tra xác minh: quá trình kiểm tra, xác minh phải khách quan, thận trọng. Khi gặp gỡ đương sự hoặc người có liên quan phải ghi biên bản. Kết thúc quá trình kiểm tra xác minh phải có báo cáo kết luận.
- Tổ chức kiểm điểm:
+ Triệu tập họp chi đoàn (đối với trường hợp vi phạm là đoàn viên) hoặc Ban Chấp hành Đoàn (trường hợp người vi phạm là cán bộ Đoàn).
+ Cán bộ, Đoàn viên trình bày kiểm điểm (bằng văn bản) trước chi đoàn hoặc Ban Chấp hành Đoàn và tự nhận hình thức kỷ luật.
+ Báo cáo kết luận kiểm tra xác minh, đề xuất hình thức kỷ luật.
+ Các thành viên dự họp giúp ý kiến phân tích nguyên nhân, tính chất, mức độ sai phạm.
+ Chủ toạ cuộc họp tóm tắt, kết luận vấn đề.
- Biểu quyết kỷ luật:
Biểu quyết hình thức kỷ luật nhất thiết phải bằng phiếu kín.
- Nếu kết quả bỏ phiếu quá bán thì đề nghị Đoàn cấp trên xem xét quyết định (trường hợp chi đoàn kỷ luật đoàn viên bằng hình thức khiển trách thì có hiệu lực ngay sau khi công bố).
- Trong trường hợp kết quả bỏ phiếu đề nghị kỷ luật không có hình thức nào qua bán hoặc kết quả bỏ phiếu bằng nhau thì làm văn bản báo cáo lên Uỷ ban kiểm tra, Đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Lưu ý: Quyền của cán bộ, đoàn viên, tổ chức Đoàn khi bị kỷ luật:
Cán bộ, đoàn viên bị kỷ luật vẫn được hưởng các quyền sau:
- Được trình bày ý kiến của mình trước hội nghị chi đoàn hoặc hội nghị Ban Chấp hành.
     - Được biểu quyết về hình thức kỷ luật của mình.
- Tổ chức Đoàn, cán bộ, đoàn viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng (30 ngày) kể từ ngày nhận quyết định kỷ luật, có quyền khiếu nại bằng đơn về hình thức kỷ luật của mình lên uỷ ban kiểm tra hoặc Đoàn cấp trên. Tuy nhiên, cần lưu ý: Không khiếu nại vượt cấp khi tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại kỷ luật Đoàn chưa giải quyết xong, không gửi đơn khiếu nại đến nhiều cấp cùng một lúc, đến nhiều tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết, không khiếu nại hộ cá nhân, tổ chức bị kỷ luật.
5. Hồ sơ kỷ luật gồm:
- Bản tự kiểm điểm của người vi phạm.
- Biên bản họp chi Đoàn hoặc Ban Chấp hành Đoàn xét kỷ luật.
- Văn bản đề nghị của Ban Chấp hành Đoàn.
- Các văn bản khác có liên quan (như kết luận của cơ quan thanh tra, quyết định kỷ luật của Đảng, chính quyền, đoàn thể khác… nếu có).
6. Việc thi hành kỷ luật:
II- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Đoàn.
1. Một số vấn đề về nguyên tắc:  
- Khi nhận được đơn khiếu nại tố cáo của cán bộ, đoàn viên, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết thì Uỷ ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị xử lý và trả lời cho người có đơn. Thời hạn giải quyết lần đầu không quá 30 ngày đối với khiếu nại, 60 ngày đối với tố cáo kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 45 ngày đối với khiếu nại, 90 ngày đối với tố cáo.
- Những tố cáo, khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển cho cơ quan chức năng xem xét, giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo biết.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại, tố cáo không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. (Đối với khu vực đi lại khó khăn thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày). Thời gian giải quyết mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết. Người khiếu nại không gửi đơn khiếu nại tố cáo đến nhiều cấp, nhiều ngành cùng một lúc; trong thời gian cấp có thẩm quyền đang xem xét, kết luận, người khiếu nại không gửi đơn khiếu nại tố cáo đi các cấp, các ngành...
- Đối với đơn tố cáo không ghi danh, không rõ địa chỉ và những đơn đó được cấp có thẩm quyền xem xét kết luận nay tố cáo lại nhưng không có thêm tài liệu, chứng cứ mới; những đơn tố cáo sao chụp chữ ký, đơn tố cáo tập thể thì không xem xét giải quyết; trường hợp đơn tố cáo không ghi danh, không rõ địa chỉ người tố cáo nhưng nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì uỷ ban kiểm tra tiến hành kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm (khoản 2, Điều 25 Điều lệ Đoàn).
- Trường hợp đơn khiếu nại tố cáo có nội dung, tính chất phức tạp, có liên quan đến nhiều cấp thì uỷ ban kiểm tra, cấp bộ đoàn cấp trên trực tiếp có thể xem xét giải quyết.
- Đối với đơn, thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đại biểu đại hội hoặc hội nghị đại biểu của Đoàn, thì chỉ nhận và xem xột, giải quyết đơn thư đó nếu được gửi đến trước đại hội, hội nghị đại biểu ít nhất 10 ngày.
- Trong khi giải quyết đơn khiếu nại tố cáo, uỷ ban kiểm tra phải đảm bảo khách quan, trung thực, đúng pháp luật và đúng quy định của Điều lệ Đoàn, không được quy chụp, trù úm người có đơn khiếu tố. Sau khi giải quyết xong phải báo cáo với cấp bộ Đoàn có thẩm quyền xử lý.
2. Các bước tiến hành giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Bước chuẩn bị
- Khi nhận được đơn, thư  khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết, cán bộ kiểm tra phải nghiên cứu kỹ đơn, thư khiếu nại, tố cáo; tóm tắt nội dung tố cáo, khiếu nại và tham mưu, đề xuất với lãnh đạo ủy ban kiểm tra hướng giải quyết.
- Ủy ban kiểm tra ra quyết định giải quyết, khiếu nại, tố cáo; thành phần gồm cán bộ hoặc tổ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; nội dung giải quyết, thời hạn giải quyết...
- Cán bộ được giao giải quyết khiếu nại, tố cáo xây dựng kế hoạch cụ thể giải quyết khiếu nại, tố cáo trình lãnh đạo uỷ ban kiểm tra hoặc cấp bộ Đoàn có thẩm quyền phê duyệt.
b) Bước tiến hành:
- Về giải quyết khiếu nại:
Sau khi nghiên cứu đơn, thư khiếu nại và trình bày của người khiếu nại cần lưu ý:
+ Nếu thấy có dấu hiệu bị xử lý oan, sai hoặc trù dập thì phải xem xét lại toàn bộ quá trình thi hành kỷ luật.
 + Nếu thấy việc khiếu nại không có gì làm thay đổi kết luận về nội dung vi phạm hoặc hình thức xử lý thì giải thích cho người khiếu nại biết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với nội dung giải thích thì triển khai giải quyết khiếu nại theo trình tự:
- Gặp cấp bộ Đoàn ra quyết định kỷ luật để thống nhất các nội dung, tình tiết dẫn đến việc xử lý kỷ luật. Làm rõ điểm khác nhau giữa nội dung khiếu nại với nội dung của quyết định kỷ luật.
-  Nếu cấp ra quyết định kỷ luật và tổ kiểm tra còn có ý kiến khác nhau thì tổ kiểm tra tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ các nội dung còn chưa thống nhất và dự kiến nội dung kết luận. Các ý kiến khác nhau phải được báo cáo đầy đủ với  Uỷ ban kiểm tra.
+ Dự thảo báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại và đề xuất hướng giải quyết.
- Về giải quyết tố cáo:
Cán bộ hoặc tổ công tác giải quyết  tố cáo làm việc với tổ chức Đoàn có liên quan và cán bộ Đoàn bị tố cáo để thông báo quyết định, nội dung tố cáo; kế hoạch giải quyết; thống nhất lịch trình tiến hành; yêu cầu cán bộ, tổ chức đoàn bị khiếu nại, tố cáo chuẩn bị báo cáo giải trình các nội dung bị tố cáo; yêu cầu cung cấp tài liệu, phối hợp giải quyết.
- Cán bộ (tổ) kiểm tra làm việc với người tố cáo, thu thập tài liệu, chứng cứ.
- Làm việc với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thẩm tra, xác minh các nội dung.
- Sau khi đó thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ; các văn bản giải trình của những người có liên quan, cán bộ (tổ) kiểm tra giải quyết tố cáo phải dự thảo báo cáo kết quả giải quyết tố cáo và đề xuất hướng xử lý giải quyết. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo mà phát hiện cán bộ Đoàn, tổ chức Đoàn có sai phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì đề xuất hình thức kỷ luật.
c) Bước kết thúc:
Uỷ ban kiểm tra và cấp bộ đoàn cấp nào giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thí có trách nhiệm kết luận việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trên cơ sở kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo.
- Gửi thông báo kết luận giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cho người có đơn và người hoặc tổ chức đoàn bị khiếu nại, tố cáo. Kết luận phải thể hiện các nội dung:
- Nội dung khiếu nại, tố cáo đúng, đúng một phần hay sai.
- Trách nhiệm của cán bộ Đoàn hay cấp bộ Đoàn bị khiếu nại, tố cáo. Trường hợp tố cáo có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải đề xuất hình thức kỷ luật và đề nghị tiến hành xem xét kỷ luật theo quy định.
doanthanhnien.vn
 

Liên kết website

2021
hoc tap va lam theo oi Bac
Theo dấu chân Bác
llct
quản lý văn bàn
facebook
can bo doan
cac mo hinh kinh te
nhip song tre
phap luat
Mỗi ngày một tin tốt - Mỗi tuần một câu chuyện đẹp
Học sinh 3 tốt
Kênh tư vấn tâm lý cho thanh thiếu nhi
Thư viện nhạc, phim

Skip to main content