Trang trại trồng gấc và cây ăn trái cho hiệu quả cao

Từ một chàng trai làm nghề chạy xe tải vận chuyển hàng hóa, anh Trần Ngọc Hiếu ở thôn 3, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân đã quyết định từ bỏ xứ lạnh Đà Lạt về quê lập nghiệp, vì anh nhận ra một chân lý “không đâu an cư lập nghiệp bền vững bằng chính trên mảnh đất quê hương mình”.

 

Năm 2012, được sự hỗ trợ của gia đình, anh Hiếu đứng lên thuê lại đất ruộng của hơn chục hộ gia đình anh em làng xóm với tổng diện tích 3 mẫu rồi tiến hành cải tạo, quy hoạch trồng cây dong, đao, ớt (1 mẫu = 3600m2). Tuy nhiên những cây trồng này chưa cho hiệu quả kinh tế cao như mong muốn của anh. Lúc này, những tháng ngày lang thang chạy xe nơi xứ người ở Đà Lạt lại trở nên hữu ích bởi thời gian này anh đã có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu về các giống cây ăn quả nơi đây. Nhận thấy một số giống cây ăn quả như ổi, chanh bốn mùa, cam đường canh đang là các sản phẩm rất được thị trường ưa chuộng và cũng thích nghi với khí hậu địa phương nên anh đã sớm quyết định chuyển sang trồng các loại cây ăn quả hàng hóa với một ước muốn phủ kín vùng đất trồng dong, đao thành khu chuyên canh cây ăn quả, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho thị trường.

Trang trại của anh được quy hoạch khoa học hợp lý, phân khu cho từng giống cây ăn quả và dễ theo dõi , thu hoạch. Trên diện tích trang trại, anh Hiếu cùng gia đình dựng hàng trăm cột bê tông,  dây thép để làm giàn trồng 5 sào gấc lai (1 sào = 360m2) và 300 cột trụ . Đồng thời trồng 1 mẫu ổi bốn mùa, 7 sào chanh tứ quý và chanh quê. Ngoài ra anh còn trồng thí điểm một ít diện tích cam đường canh.

Hiện nay, đã có 150 gốc gốc chanh trong tổng số 500 cây đã cho thu hoạch 4 lứa/năm, năng suất đạt 1,5 tấn/lứa, giá bán 15.000 đồng/kg. 300 gốc  cũng đã cho thu hoạch được 3 vụ. 60 gốc gấc lai thu được 4 tấn với giá bán 6.000 đồng/kg. 400 gốc ổi cũng thu được 2 tấn với giá bán trung bình 20.000 đồng/kg.

Bên cạnh mục đích trồng cây thu quả để bán, anh cũng đã học hỏi kinh nghiệm ghép cành nhân giống ổi, chanh để bán giống với giá trung bình 15-18.000 đồng/cành. Tính riêng ghép cành nhân giống chanh cũng đã giúp anh thu 100 triệu đồng. Anh cho biết: Chanh sử dụng được cả lá và quả làm gia vị trong bữa ăn không thể thiếu của các gia đình hàng ngày, nên không bao giờ sợ bị “thiu”, đầu tư vào nó rất yên tâm. Đồng thời nhận thức của của người dân hiện nay đã biết “người Việt ưu tiên hàng Việt”, dần tẩy chay những hoa quả có xuất xứ từ Trung Quốc kém chất lượng, không đảm bảo sức khỏe cho con người, nên cây cam đường canh, ổi 4 mùa và thanh long cũng là lựa chọn chủ lực để đưa vào trồng trong các năm tiếp theo.

, bọc nylon bảo vệ quả tránh bị dòi đục quả… Ba tháng một lần anh cho ủ bằng cách ngâm đỗ tương trộn với lân supe (hoặc ngô với lượng nhiều hơn) để bón vào gốc cây. Phương pháp này giúp cải tạo đất rất tốt và được lâu bền. Ngoài ra anh còn bón thêm NPK và muối cá để bổ sung đạm cho cây.

Được biết thị trường tiêu thụ của anh hiện nay chủ yếu phục vụ trong huyện và một số vùng lân cận mà đôi lúc vào những dịp cao điểm còn không đủ sản phẩm để bán. Những ngày rằm, mùng một, hay lễ tết khu trang trại của anh ồn ào náo nhiệt bởi những khách hàng quen, lạ đến tìm mua trái ngọt, bởi với họ không gì thích thú, yên tâm hơn khi được đặt chân tới vườn và tận tay hái lựa chon những quả tươi, chất lượng về cho người thân mình thưởng thức.

 xóm 3, Thị trấn Vĩnh trụ – Trần Ngọc Hiếu đã khởi nghiệp thành công cho mình cơ ngơi sự nghiệp và vinh dự được nhận giấy khen “ làm kinh tế giỏi của Tỉnh đoàn Hà Nam năm 2015”.