baner
Trang chủ » Tin tức - Sự kiện » TIN VHVN - TDTT

Văn hóa mặc của thanh niên đôi điều suy ngẫm

(23/09/2011) Người phương Đông chúng ta từ ngàn đời đã rất coi trọng các giá trị chuẩn mực trong sinh hoạt đời thường từ chuyện ăn, mặc đến quan hệ giao tiếp…Nó đều có những chuẩn mực và giới hạn nhất định, phù hợp với giá trị chuẩn mực xã hiện thời. Có rất nhiều tục ngữ, thành ngữ của ông cha để lại nhằm răn dạy thế hệ sau về đối nhân xử thế, cách thức sinh hoạt đại loại như: “học ăn học nói, học nói học mở”; “cái răng cái tóc là vóc con người”; “ăn cho chắc mặc cho bền”…
Trong xu thế hội nhập, nhiều thanh niên (TN) ảnh hưởng của lối sống tự “do quá mức” và không ít những TTN ngày nay có lối sống “không giống ai”, đặc biệt là thể hiện qua trang phục hàng ngày. Liệu câu nói của ông cha ta từ ngàn xưa: “Người đẹp vì lụa” đến này có còn đúng không?
Người phương Đông chúng ta từ ngàn đời đã rất coi trọng các giá trị chuẩn mực trong sinh hoạt đời thường từ chuyện ăn, mặc đến quan hệ giao tiếp…Nó đều có những chuẩn mực và giới hạn nhất định, phù hợp với giá trị chuẩn mực xã hiện thời. Có rất nhiều tục ngữ, thành ngữ của ông cha để lại nhằm răn dạy thế hệ sau về đối nhân xử thế, cách thức sinh hoạt đại loại như: “học ăn học nói, học nói học mở”; “cái răng cái tóc là vóc con người”; “ăn cho chắc mặc cho bền”…Tất cả đều muốn nhắn nhủ với đời sau rằng phải biết trân trọng, gìn giữ những giá trị thuộc về văn hóa truyền thống tốt đẹp, mang nét đặc trưng của dân tộc. Cũng chính nhờ giữ được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộ mà trải qua hàng nghìn năm đô hộ của kẻ thù với dã tâm đồng hóa chúng ta vẫn bảo vệ và giữ gìn được cốt cách riêng của con người Việt Nam. Nó chính làcơ sở điều kiện để chúng ta giới thiệu, quảng bá tới cộng đồng thế giới về một dân tộc Việt Nam anh hùng, giàu truyền thống văn hóa.
Đã từ lâu, nhân dân thế giới biết đến Việt Nam không chỉ thông qua hai cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại mà còn qua nét đặc trưng của tà áo dài duyên dáng, mềm mại, rất vẻ thanh lịch, sang trọng. Trong các cuộc thi trang phục, hoa hậu tầm khu vực và quốc tế chiếc áo dài Việt Nam luôn là biểu tượng quen thuộc, tự tin để các cô gái chúng ta vươn lên giành vinh quang về cho đất nước.
Có lẽ, đã trở thành cố hữu trong suy nghĩ và hành động của người Á Đông nói chung và con người Việt Nam nói riêng về quan niệm, kiểu cách ăn mặc. Mặc sao cho phù hợp, cho đúng với “quy chuẩn” truyền thống, phong cách văn hóa của dân tộc. Chuyện ăn mặc, nó không chỉ dừng lại ở những sinh hoạt đời thường, mà nó phản ánh cả một nền văn hóa, một lối sống mà con người, xã hội đang duy trì, theo đuổi…
Câu chuyện “văn hóa mặc” tưởng chừng đã được đông đảo mọi người quan tâm, nhận biết và hướng theo. Thế nhưng, thực tế chuyện ăn mặc của TN - chủ nhân tương lai của đất nước, người đảm nhiệm trọng trách bảo tồn, giữ gìn và phát huy mọi tiềm lực, sức mạnh của đất nước trong thời gian qua làm chúng ta không khỏi lo ngại, băn khoăn về một lối sống dễ dãi, buông thả…không ít bạn gái ngày nay ăn mặc quần áo nhiều kiểu “mốt hết cỡ” làm cho không ít người nhìn vào phải “nghẹt thở”. Bất kể cho dù trời mưa hay nắng, nhiều bạn gái vẫn cứ lượn lờ trong những bộ “áo cánh” rất ư sành điệu và mặc nhiên đi chơi với bộ đồ ngủ “khêu gợi”, làm cho những người đi đường phải “xỉn con mắt bên trái, ngứa con mắt bên phải”. Chưa dừng lại ở đó, nhiều bạn trẻ còn khoác lên mình những chiếc áo có hình đầu lâu, đại bàng cất cánh, sư tử nhe nanh…kết hợp với những chiếc quần bò sát, ngắn cũn cỡn đến… phát khiếp. Đã đến lúc chúng ta phải xem xét và nhìn nhận lại một cách nghiêm túc về chuyện ăn mặc của TN thời đại mới…
Quan niệm về “văn hóa mặc” không phải là chuyện gì quá cầu kỳ phức tạp, mà nó chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận, tuân theo cách ăn mặc truyền thống chung của dân tộc, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, được dư luận xã hội chấp nhận và khuyến khích. Mặc dù, cách thức ăn mặc của thời kỳ này chắc chắn có khác so với thời kỳ trước, thế nhưng, nó không được phép vượt “ngưỡng” quy chuẩn, đi ngược với các giá trị truyền thống dân tộc, gây nên dư luận không tốt trong xã hội. Người Việt Nam chúng ta luôn tự hào về hình ảnh chiếc áo dài truyền thống, nó vừa thể hiện cốt cách vừa thể hiện cách thức ăn mặc rất riêng của một đất nước giàu lòng nhân ái, giàu lòng mến khách.
Tầng lớp TN là bộ phận tiếp nhận và thể hiện rõ nhất mọi biến đổi của xã hội, đất nước và thời đại, từ tiếp nhận trí thức khoa học công nghệ đến văn hóa, lối sống cụ thể là phong cách mang mặc. Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của con người được nâng cao. Trong quan niệm ăn mặc của TN cũng có nhiều thay đổi, không còn là “ăn chắc, mặc bền” nữa mà phải là “ăn ngon, mặc đẹp”, mặc phải chạy theo “mốt”. Tuy nhiên, quan niệm về mặc thế nào là đẹp thì cũng cần phải bàn. Một cô gái mặc quần bò áo phông, quần đen áo trắng phù hợp với khuôn người được gọi là đẹp, hay như một số chàng trai cô gái xuất thân quyền quý có điều kiện “xài” hàng hiệu, nay mốt này mai mốt khác cũng được gọi là mặc đẹp, cốt là nó phù hợp không gây “chướng” mắt. Việc lựa chọn kiểu cách ăn mặc là quyền của mỗi người, không có pháp luật nào quy định bắt ai mặc thế này hay thế kia. Thế nhưng, không phải vì thế mà cho phép TN “thỏa sức”, “phô trương” quảng bá những kiểu cách ăn mặc “lạ đời”, thiếu vải…
Phải công nhận rằng phần lớn TN hiện nay đều biết cách ăn mặc, ở trong từng điều kiện, hoàn cảnh họ biết lựa chọn cho mình cách mang mặc đẹp, phù hợp. Nó không chỉ tôn thêm vẻ đẹp năng động, trí thức của một tầng lớp TN hiện đại mà còn góp phần làm đẹp cho cộng đồng, cho xã hội…
Tiếc rằng, bên cạnh những TN có tư tưởng về cội nguồn, có ý thức giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, thì vẫn còn bộ phận không nhỏ TN lại có tư tưởng “hướng ngoại” quay lưng lại với truyền thống, tư tưởng sai lầm. Những kiểu cách ăn mặc của họ không khỏi làm cho nhiều người phải giật mình “ái ngại”.
Vẫn biết rằng, bây giờ xu hướng thời trang của giới trẻ là khá thoáng và thoải mái, miễn sao họ cảm thấy đẹp là được. Thế nhưng, mỗi người phải tự nên tự biết rằng, mình mặc như vậy có đẹp không và mặc như thế nào thì nên xuất hiện ở đâu (?!). Vấn đề ở chỗ mặc thế nào cho phù hợp… Với những chốn linh thiêng, nhạy cảm như đình chùa, đám tang… thì ăn mặc chỉnh tề, kín đáo, nghiêm túc. Còn khi đến những nơi vui chơi, giải trí như bể bơi, bãi biển… thì có ăn mặc “thoáng” hơn một chút cũng chẳng ai đánh giá, phản đối. Cuộc sống dù có phát triển đến đâu, ăn mặc có thoáng hơn chăng nữa cũng không thể “phớt lờ”, giẫm đạp lên các giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Hiện nay, trước ảnh hưởng của phim ảnh, Internet… một số TN còn muốn “biến” mình thành các ngôi sao, các diễn viên điện ảnh bằng cách ăn mặc giống hệt với họ, một kiểu ăn mặc “không giống ai”. Nó làm cho TN phai nhạt dần với truyền thống, với lịch sử ngay từ thói quen, nếp nghĩ trong sinh hoạt mang mặc hàng ngày.
Ngày trước, học sinh, sinh viên đến trường “trước sau như một” chỉ thấy ăn mặc thống nhất chuẩn theo quy định đồng phục của nhà trường, rất đẹp và lịch sự tôn vinh vẻ đẹp văn hóa trí thức tuổi học trò. Còn bây giờ, chỉ cần theo chân một lớp sinh viên lên lớp thì ta có thể thấy được hết “kiểu cách” mang ăn mặc của TN, sinh viên hiện nay mới “phong phú, đa dạng” làm sao… Chuyện sinh viên mặc váy ngắn, quần áo hở rốn đến lớp, thậm chí mang những chiếc áo không thể mỏng hơn đến lớp đã không còn là chuyện lạ. Có người còn than phiền: “tuổi trẻ bây giờ bào dạn quá, mặc quần áo đưa hết da thịt ra ngoài để “phơi mưa, phơi nắng” mà vẫn cho là đẹp, đẹp đâu không thấy chỉ thấy “ngại” dùm.
Ngày nay, nhiều mẫu quần áo mới rất “môđen” lần lượt ra đời làm cho nhiều người phải thốt lên những câu e ngại, sợ tuổi trẻ dần quên đi những chiếc áo tứ thân, áo bà ba, áo dài – nét đẹp truyền thống của dân tộc. Có bạn trẻ còn mặc nhiên “trang trí” cho mình vô số các trang sức theo kiểu “không đụng hàng” nhằm tô đậm nét đẹp của mình. Nhiều người đặt ra câu hỏi, trong khi các bạn trẻ chú tâm vào hình thức thì tại sao không đồng thời trau dồi, bồi dưỡng, kiến thức, nét đẹp tính cách để tuổi trẻ luôn đẹp trong mắt mọi người, vì: “cái nết đánh chết cái đẹp”?
Dường như một số TN đã mất đi lòng tự trọng, tự ái nên hoàn toàn không quan tâm đến dư luận của xã hội…Trường lớp là nơi thể hiện chốn văn hóa, nơi thầy trò trao đổi tiếp nhận tri thức nhưng lại bị một số sinh viên thiếu ý thức “biến” thành “sàn” biểu diễn trang phục không đúng quy định “thích gì mặc nấy” xem như không có ai nhìn mình. Cũng chính từ cách ăn mặc “nửa tây, nửa ta” mà nó đã trở thành căn nguyên của không ít vụ việc đáng buồn…Câu chuyện một cô sinh viên vì mang mặc “chướng mắt” đến lớp bị nhà trường phát hiện gọi lên kỷ luật, làm cô “mất mặt” một khoảng thời gian dài không dám đến lớp, hay cậu sinh viên “ăn vận” khác người khiến một đám TN khác thấy “lộn ruột” tổ chức “dạy” cho một bài học khiến cậu phải nằm viện hàng tháng trời…Đó chỉ là con số nhỏ trong các vụ việc xảy ra của TN, sinh viên trong thời gian vừa qua mà nguyên nhân chính là do “không biết cách ăn mặc”.
Trang phục, ngoài nhiệm vụ chính là che đậy cơ thể ra còn “toát” ra nét đẹp hình thức cũng như vẻ đẹp về văn hóa, trí thức của người sử dụng. TN là những người được học hành tử tế, chu đáo, có văn hóa, tri thức. Vì vậy, trong chuyện ăn mặc càng luôn phải thể hiện rõ nét văn hóa, lịch sự. Trong những năm gần đây, một bộ phận TN trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường có tư tưởng “hướng ngoại”, du nhập nền văn hóa phương Tây, lãng quên dần văn hóa dân tộc. Nếu không có sự can thiệp, định hướng kịp thời thì hậu quả mang lại là không thể khắc phục được…
 Dù rằng, mỗi người có quyền lựa chọn cho mình một cách ăn mặc khác nhau, phù hợp với sở thích, điều kiện, hoàn cảnh. Thế nhưng, mặc sao cho đúng, cho đẹp lại không chỉ là chuyện của mỗi người mà là vấn đề của toàn xã hội. Bác Hồ đã từng dạy: mỗi người hãy phấn đấu thành một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp. Mỗi hoạt động của từng thành viên đều tác động nhất định tới xã hội. Chuyện mang mặc sao cho đúng, cho chuẩn cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới lối sống của TN và dư luận xã hội, có thể nhận được sự đồng tình hoặc phản đối thậm chí lên án. Những TN sống buông thả, vô nguyên tắc, bất chấp dư luận, chính là biểu hiện của một lối sống ích kỷ, vô trách nhiệm với cộng đồng mà chúng ta kịch liệt lên án, loại bỏ, không để cho nó có điều kiện “lây lan” ảnh hưởng xấu trong tầng lớp TN, ảnh hưởng xấu tới xã hội.

 Thiết nghĩ, TN được coi là lực lượng xung kích, trụ cột của đất nước – là chủ nhân tương lai của nước nhà. Vậy tại sao không hướng TN xung kích vào chính cách thức mang mặc của họ hiện nay, làm thay đổi quan niệm, tư tưởng mang mặc theo hướng tiến bộ, phù hợp với truyền thống dân tộc, cốt cách người Việt Nam? TN tuy là lực lượng trẻ khỏe, năng động, nhạy bén luôn khát khao mục tiêu lý tưởng cống hiến, song họ cũng rất dễ bị lôi kéo, lợi dụng vào các trò “vô bổ”, thiếu lành mạnh… Chính vì vậy, vấn đề “văn hóa mặc” của TN cũng cần được sự quan tâm, định hướng, giáo dục không chỉ ở gia đình, ở nhà trường mà còn cả trong xã hội. Trong đó, cần phát huy tốt vai trò của tổ chức Đoàn trong tập hợp định hướng cho TN những giá trị chuẩn mực không chỉ là mục tiêu, lý tưởng mà ngay cả những vấn đề thiết thực của cuộc sống hàng ngày như chuyện ăn mặc, sinh hoạt cao hơn là kỹ năng sống…Tất cả những nỗ lực đó nhằm xây dựng nên một lớp TN mới “vừa hồng, vừa chuyên”, giàu mục tiêu lý tưởng, có tri thức sâu rộng, có sức khỏe tốt, khát khao cống hiến đảm nhiệm và thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đưa đất nước phát triển vững chắc sánh kịp với bạn bè năm châu đúng như nguyện vọng của Bác Hồ kính yêu.

Phạm Xuân Thông (Tạp chí Thanh niên)
 

Liên kết website

2021
hoc tap va lam theo oi Bac
Theo dấu chân Bác
llct
quản lý văn bàn
facebook
can bo doan
cac mo hinh kinh te
nhip song tre
phap luat
Mỗi ngày một tin tốt - Mỗi tuần một câu chuyện đẹp
Học sinh 3 tốt
Kênh tư vấn tâm lý cho thanh thiếu nhi
Thư viện nhạc, phim

Skip to main content